(¯`°•:ღ•°¤° Diễn Đàn Giao Lưu °¤°•ღ:•°´¯)
Hoan nghênh đến với diễn đàn. Hãy đến với chúng tôi để biết thế nào là chán chả buồn chết. Nếu bạn chưa là thành viên, hãy click chuột để đăng ký ngay lập tức...
(¯`°•:ღ•°¤° Diễn Đàn Giao Lưu °¤°•ღ:•°´¯)
Hoan nghênh đến với diễn đàn. Hãy đến với chúng tôi để biết thế nào là chán chả buồn chết. Nếu bạn chưa là thành viên, hãy click chuột để đăng ký ngay lập tức...

(¯`°•:ღ•°¤° Diễn Đàn Giao Lưu °¤°•ღ:•°´¯)


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
"Hỏi một câu, chỉ dốt trong chốc lát. Không dám hỏi sẽ dốt nát suốt đời. Im lặng là cấp độ cao cả nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói. "

Share|

Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Icon_minitimeFri Jul 16, 2010 10:34 am

Admin
Không bao giờ bán đứng bạn bè khi chưa được giá

╬♥ღ(Lãnh Tụ)♥ღ╬

Admin

╬♥ღ(Lãnh Tụ)♥ღ╬

http://hoak44.co.cc
Tên Thật : Rảnh anh nói
Nam
Tổng số bài gửi : 1481
Hóa Lượng : 3534
Ngày gia nhập : 30/05/2010
Tuổi : 33
Horse
Đến từ : Đâu đấy quanh đây
Trạng Thái Tình cảm : Hôm nay vui thế nhỉ :))
Châm Ngôn Sống Châm Ngôn Sống : Không bao giờ bán đứng bạn bè khi chưa được giá
Pet (Thú Nuôi) : Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm 493-dragon
Chủng tộc: DRagon
Tên: Tiểu Long Thần
Lv: 80 Exp:300/300
Skill: Spam vô hạn

Tài sản : Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Medal211 Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Medal310 Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Medal710
Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Billionaire1 Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm 71

Lĩnh Vực
Tửu Thánh:
Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Left_bar_bleue50/100Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Empty_bar_bleue  (50/100)
Tình Thánh:
Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Left_bar_bleue100/100Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm Empty_bar_bleue  (100/100)

Bài gửiTiêu đề: Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm

Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long chỉ còn chưa đến 100 ngày nữa sẽ diễn ra. "Kịch bản" cho 10 ngày đại lễ đang được gấp rút chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân.

Trao đổi với phóng viênvề tiến độ các chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Lê Tiến Thọ, phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia 1.000 năm Thăng Long, cho biết: “Có những công việc đã hoàn thành, có những việc phải chờ đợi. Các đơn vị luôn chạy đua với thời gian. Có một số hoạt động chúng tôi đang lo quỹ thời gian không đủ. Kinh phí hoạt động cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đến giờ, tất cả công việc đã được chạy thì chắc là không có chương trình nào dừng lại nữa”.

30 chương trình nghệ thuật







Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm ImageView
Ông Lê Tiến Thọ - Ảnh: Việt Dũng

Đại lễ 1.000 năm Thăng Long có khoảng 70 chương trình kỷ niệm do Bộ VH-TT&DL và TP Hà Nội chuẩn bị. Trong đó, 17 chương trình được thực hiện trước ngày 1-10.

Trong vòng mười ngày, người Hà Nội và các vùng khác có cơ hội thưởng thức 30 chương trình biểu diễn nghệ thuật được dàn dựng công phu. Ngoài ra còn có các triển lãm, lễ khánh thành tượng đài và các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Hai điểm nhấn của hành trình mười ngày đại lễ là lễ khai mạc sáng 1-10 và lễ bế mạc đêm 10-10. Riêng chương trình nghệ thuật đêm 10-10 sẽ diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình với sự tham gia của khoảng 10.000 diễn viên.

Nhóm tác giả viết kịch bản cho các chương trình nghệ thuật trong mười ngày đại lễ gồm các nghệ sĩ Trọng Khôi, Lê Chức, Doãn Hoàng Giang và nhà văn Nguyễn Khắc Phục (chủ biên).

Trong kịch bản về tổng thể chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội do Chính phủ phê duyệt, sẽ có nhiều tỉnh thành trong cả nước tham gia như Phú Thọ, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh, TP.HCM...

* Bộ VH-TT&DL vừa bổ sung năm chương trình nghệ thuật mới để thay thế năm chương trình đã được Chính phủ đồng ý dừng, phải chăng ban tổ chức sợ thiếu chương trình kỷ niệm?

- Chương trình mười ngày đại lễ, tôi nghĩ là không thiếu. Vì trong mười ngày đại lễ nhìn vào chương trình hoạt động của kịch bản do TP Hà Nội chuẩn bị, có 53 đầu việc lớn.

Riêng chiều 1-10 đã có năm chương trình sẽ diễn ra như: triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam, triển lãm các tác phẩm văn học nghệ thuật, ra mắt tủ sách Thăng Long, triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội, khai mạc tuần phim lịch sử 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tối 1-10, chương trình cầu truyền hình trực tiếp cả nước với Hà Nội và buổi hòa nhạc của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn “Hội nhập và niềm tin”. Các ngày khác lịch cũng dày đặc như vậy... Cái bổ sung là tất yếu, trong quá trình hoạt động có một số đơn vị mong muốn đóng góp tham gia các chương trình hoạt động, cái gì thấy hợp lý thì đưa vào.

* Nhìn vào lịch các chương trình nghệ thuật dịp đại lễ dễ bị “choáng” vì mật độ chương trình dày đặc. Thưa ông, liệu hơn 50 chương trình cho mười ngày kỷ niệm có trở nên quá tải không, chưa kể các chương trình nhỏ khác của các cơ quan ban ngành, quận huyện?

- Kịch bản mười ngày đại lễ đã được các bộ ngành góp ý, Bộ VH-TT&DL và TP Hà Nội đã cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng. 53 đầu việc nhưng chia ra rất nhiều loại như điện ảnh, triển lãm... Không hẳn du khách cứ phải đến hết tất cả những nơi trình diễn vì lấy đâu thời gian? Họ sẽ tùy điều kiện để theo dõi những vấn đề mà họ quan tâm.

* Có ý kiến cho rằng để theo kịp tiến độ kỷ niệm 1.000 năm, nhiều ý tưởng “non” và kéo theo đó là nhiều công trình “non” về chất lượng đã ra đời.


Với tư cách lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đồng thời là phó Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Chúng ta không thể nói khác với nhiều ý kiến đánh giá, mọi người đều mong các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long phải đạt tới tính chuyên nghiệp với chất lượng cao. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp đòi hỏi phải đồng bộ. Ví dụ phải đào tạo ra những đạo diễn đạt tầm quốc gia, quốc tế, những người sáng tác kịch bản, dàn dựng, đặc biệt là lớp nghệ sĩ biểu diễn.

Hiện nay tất cả những khâu này chúng ta chưa có đầu tư thích đáng. Ngay từ khâu đào tạo ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì không tránh khỏi những chương trình đồng diễn, lễ hội thiếu tính chuyên nghiệp.

Một chương trình chỉ có 20 buổi tập, giỏi lắm là 30 buổi tập thì làm sao đòi hỏi chất lượng cao được. Người đầu tư ai cũng muốn chương trình hay nhưng đầu tư lại thấp. Nhưng nhìn chung các chương trình nghệ thuật được trình diễn trong thời gian qua có những chương trình rất thành công. Đó cũng là sự cố gắng.

Hơn nữa, việc xây dựng đề án kịch bản, kế hoạch của chúng ta chậm. Người chuẩn bị, người duyệt chương trình chậm, kinh phí cấp cho chương trình chậm... Tất cả đều chưa đồng bộ.

Ý kiến chuyên gia

* KTS Nguyễn Trực Luyện (nguyên chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam): Sợ những công trình “đẻ non”

Kế hoạch cho 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã có từ lâu lắm rồi. Tôi nhớ cách đây khoảng gần chục năm Hà Nội đã có một danh sách gần 100 công trình. Rồi nó cứ bị rút dần, rút dần đến giờ còn có mấy chục. Công trình lớn nhất là Bảo tàng Hà Nội, nghe nói cũng sắp sửa hoàn thành. Nhưng đó chỉ là cái vỏ.

Tôi quan tâm nhất đến trưng bày bên trong tòa nhà đó. Phần trưng bày ở các bảo tàng trên thế giới cũng mất khoảng thời gian bằng quá trình xây dựng. Nhưng đến giờ chúng ta chỉ còn gần ba tháng nữa... Một vấn đề quan trọng nữa là Bảo tàng Hà Nội có thể sử dụng hợp lý phần không gian ấy không? Phần “đẻ non” của Bảo tàng Hà Nội tôi nghĩ tại điểm này.

Nỗi e sợ “đẻ non” chính là năm cổng chào rộ lên trong thời gian gần đây. Đó đúng là một chuyện “đẻ non”. Bởi vì Thủ tướng đã có quyết định về các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long từ tháng 10-2008.

Từ đó đến nay đã triển khai như thế nào để đến bây giờ khi còn 2-3 tháng nữa mới nói đến chuyện cổng chào. Và tất cả phương án đưa ra đều vấp phải sự phản đối của nhân dân và giới chuyên môn. Đó là chưa kể đến việc gắn các biểu tượng vào cổng chào lại khiến người ta có cơ hội xuyên tạc lung tung, mất hết cả ý nghĩa.

Trống đồng, chim lạc, cọc Bạch Đằng... chẳng có cái nào thể hiện văn hóa Hà Nội cả. Hơn nữa, những hình tượng này cũng dễ gây nhàm chán. Chúng ta cái gì cũng trống đồng cả, đến cái tạp dề của cô tiếp viên hàng không cũng in hình trống đồng. Năm cổng chào với chi phí đến 50 tỉ đồng. TP Hà Nội lý luận rằng đó là tiền của các doanh nghiệp, nhưng tiền của doanh nghiệp thì cũng là tiền của nhân dân cả.

* Ông Nguyễn Trương Quý (kiến trúc sư, biên tập viên NXB Trẻ, tác giả ba cuốn sách viết về Hà Nội: Tự nhiên như người Hà Nội, Ăn phở rất khó thấy ngon, Hà Nội là Hà Nội): Nhao nhác “cót ép trát thạch cao”

Tôi sợ (và tôi nghĩ nhiều người cũng sợ) là một thể loại đại lễ “cót ép trát thạch cao”, tất cả chỉ là những thứ ốp lát bề mặt mà những gì bên trong và ở sâu trong không gian sống, trong lòng người Hà Nội đang rã rời và không mấy hào hứng.


Đáng buồn nhất là chúng ta đều tiên liệu, đều muốn tránh những màn rượt đuổi chào mừng nhưng rồi mọi sự vẫn cứ nhao nhác như chợ sắp vãn. Nếu nói hình dung thì chẳng khó mà vẽ nên những cảnh tượng hoành tráng, nhưng để làm gì? Tôi chỉ ước dịp đó sẽ được ăn một bát phở sạch sẽ ngon miệng ở một cửa hiệu có bà chủ cười tươi trên một con phố phong quang không tắc đường. Còn lúc này, điều mong nhất là các công tác thi công mau chóng hoàn thành và có chất lượng thật sự, để người Hà Nội không phải đối diện với những chuyện đại lễ đi qua, cống rãnh ở lại.





Chữ ký của Admin

Đã có kịch bản cho đại lễ nghìn năm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.*
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.*
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.*
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài-
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¯`°•:ღ•°¤° Diễn Đàn Giao Lưu °¤°•ღ:•°´¯) :: .::.Nhân gian Giới.::. :: Tin Tức xã Hội :: Xã Hội-
Ðăng Nhập Nhanhcảm ơn for viewing Hóa B ^_^!
.:Ðăng kí:. | .: Quên mật khẩu :.